Phương pháp rèn viết chữ đẹp

Gửi tới các bạn tài liệu về phương pháp rèn viết chữ đẹp gồm 2 phần đầy đủ. Có nêu các kỹ năng luyện tập cùng phương pháp để viết được chữ đẹp.

Tài liệu gồm 2 phần:

Phương pháp rèn viết chữ đẹp phần 1

Người xưa có câu “nét chữ nét người”, chính vì vậy rèn trẻ viết chữ đẹp cũng là cách để rèn nhân cách cho trẻ. Các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô chỉ cần áp dụng đúng những “thủ thuật” sau, chỉ trong vòng nửa tháng, chữ các bé sẽ đẹp hơn trông thấy.

Vấn đề chữ viết được người xưa rất coi trọng. Cha ông ta dùng câu thành ngữ ” Văn hay chữ tốt” để khen người chữ đẹp, học rộng tài cao. Đặc biệt cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng rất quan tâm đến vấn đề này: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Điều đó chứng tỏ vấn đề chữ viết được quan tâm như thế nào.

Có thể nói chữ viết phần nào phản ánh được trình độ văn hoá của một con người cũng như của một xã hội. Không những chữ viết làm phương tiện giao lưu, học tập, nghiên cứu, truyền thụ tri thức… mà chữ viết còn thể hiện óc sáng tạo, tính thẩm mĩ của con người. Ngày nay mặc dù có nhiều phương tiện in ấn hiện đại song chữ viết vẫn có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội nhất là đối với công tác giáo dục “Nét chữ – Nết người”. Có nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, suy nghĩ góp nhiều công sức nghiên cứu sáng tạo kiểu chữ, thay đổi mẫu chữ và phương pháp dạy tập

Các kĩ năng cơ bản để viết chữ

* Tư thế ngồi: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng không tì ngực vào bàn, vai thăng bằng, đầu hơi cúi tự nhiên và nghiêng sang trái, mắt cách vở khoảng 25cm đến 30cm. Tay trái giữ vở, tay phải cầm bút, chân chụm lại để phía trước cho thoải mái.

* Cách để vở: Vở để hoàn toàn trên mặt bàn, để mở không gập đôi, hơi nghiêng sang trái khoảng 15o.

* Cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ngón giữa ở dưới, ngón trỏ ở trên, ngón cái ở phía ngoài, bút tiếp xúc ở 3 đầu ngón tay. Cổ tay thẳng sao cho ngón cái thẳng với cánh tay. Bút để xuống vở bàn tay ở tư thế nghiêng, cây bút tạo với mặt giấy một góc 45o và nghiêng về phía người viết, gần như song song với mép vở, ngòi bút để úp xuống.

* Luyện tay: Khi viết cử động cơ bản bằng ba ngón tay theo các hướng lên xuống sang phải, trái, xoay tròn. Cổ tay, cánh tay phối hợp dịch chuyển bút nhẹ nhàng theo chiều ngang.

Luyện tay tập một số nét

– Kẻ bảng theo ô li trong vở của học sinh.

– Giới thiệu quy ước đơn vị chữ (đvc) đường kẻ ngang, dọc, ô li.

Đường kẻ (đk) ngang gồm đường kẻ đậm, đường kẻ 1, đường kẻ 2. Khoảng giới hạn giữa hai đường kẻ ngang là một li. Ô giới hạn giữa hai đường kẻ ngang và hai đường kẻ dọc là ô li đơn vị chữ (đvc).

* Viết nét xiên, xổ thanh đậm

Điểm đặt bút trên đk đậm ở góc ô đưa lên một nét theo hướng xiên phải đến đk 2 thì kéo xuống nét xổ trùng với đk dọc khi đến đk đậm lại đưa xiên lên rồi kéo xuống tiếp tục như vậy cho đến hết dòng.

* Nét khuyết trên:

– Điểm đặt bút giữa đvc đưa một nét xiên qua điểm giao nhau giữa hai đk lượn dần lên đến độ cao 2,5 đv thì kéo xuống trùng với đk dọc, dừng bút tại đk đậm.

* Nét khuyết dưới:

– Điểm đặt bút tại đk1 kéo xuống qua đk đậm xuống hết một li dưới đk đậm lượn cong xuống giữa li tiếp rồi đưa nét xiên lên cắt nét kéo xuống tại đk đậm, dừng bút giữa đv chữ.

– Viết mẫu phân tích kết hợp về chiều cao, rộng hình dáng nét chữ, điểm đặt bút, hướng di chuyển…

* Nét móc hai đầu

– Điểm đặt bút giữa đvc thứ nhất (giữa ô li 1) đưa lên theo hướng xiên phải đến gần đk1 lượn cong tròn đầu rồi kéo xuống trùng với đk dọc đến đk đậm thì lượn cong đưa lên, dừng bút giữa đvc.

* Nét cong kín

– Điểm đặt bút trên đk1 giữa hai đk dọc viết một nét cong tròn đều sang trái đến đk đậm lượn cong sang phải đưa lên, điểm dừng bút trùng với điểm đặt bút.

– Nét cong tròn đều hình ô van, hai đầu thon, ở giữa phình, nét đậm bên trái, rộng 3/4 đvc.

* Các nét liên hợp và các nét biến điệu

– Từ các nét cơ bản xiên, xổ, khuyết, móc, cong hướng dẫn HS viết liên hợp các nét lại liền mạch với nhau để luyện tay cho thành thạo kĩ năng cơ bản

– Tập viết một số nét biến điệu cơ sở cho việc viết chữ hoa sau này tốt hơn. viết với mục đích duy nhất là giúp học sinh viết đúng, viết đẹp, viết nhanh.

Quy trình viết chữ thường, chữ số

– Ta có thể chia nhóm như sau:

Phương pháp rèn viết chữ đẹp-1

* Nhóm 1: i, u, ư, t, p, y, n, m, v, r, s

– Chữ i: Điểm đặt bút giữa đvc đưa một nét xiên đến dòng kẻ ngang thì kéo xuống đến dòng kẻ đậm lượn cong tạo nét móc và dừng bút giữa đvc.

– Chữ t: Đặt bút, hướng di chuyển giống chữ i, đưa cao 1,5 đvc, sau đó viết một nét ngang trùng đkn 1.

– Chữ u: Đặt bút và di chuyển như chữ i nhưng tại điểm dừng bút của nét móc thứ nhất ta đưa lên dòng kẻ ngang rồi kéo xuống đến dòng kẻ đậm tạo nét móc thứ hai, dừng bút ở 1/2 đvc.

– Chữ y: Như chữ u, nét thứ hai là nét khuyết dưới

– Chữ p: Đặt bút giống các chữ i t u nét xổ kéo xuống đường kẻ 1, dưới đường kẻ đậm từ đó đưa bút đến đường kẻ đậm viết nét móc hai đầu dừng bút tại 1/2 đvc.

– Chữ n: Đặt bút giữa hai đường kẻ dọc, cao 2/3 đvc viết nét móc xuôi đến đk đậm đưa liền bút lên viết nét móc hai đầu, dừng bút ở 1/2 đvc.

– Chữ m: Tương tự chữ n. Viết hai nét móc xuôi và nét móc hai đầu, độ rộng giữa ba nét xổ là 1,5 đvc.

– Chữ v: Đặt bút giống như chữ n, m… viết nét móc hai đầu, kéo dài nét móc hai đầu đến dòng kẻ ngang 1, tạo một nét thắt nhỏ dừng bút dưới dòng kẻ ngang 1.

– Chữ r: Đặt bút tại đường kẻ đậm cách đường kẻ dọc ¼ đv, đưa lên một nét xiên đến đk1 giữa hai đk dọc, tạo nét thắt nhỏ trên đk ngang 1 rồi đưa ngang bút lượn tròn góc và xổ xuống đến đk đậm tạo nét móc, dừng bút tại 1/2 đvc.

– Chữ s: Đặt bút giống chữ r viết nét xiên, tạo nét thắt trên đk 1, viết nét cong trái dừng bút phía trong cao 1/3 đvc.

* Nhóm 2: l, b, h, k

– Chữ l: đặt bút tại 1/2 đvc đưa một nét xiên cao 2,5 đvc đến giữa li 3 lượn cong và kéo nét xổ trùng với đường kẻ dọc đến dòng kẻ đậm tạo nét móc, dừng bút tại 1/2 đvc.

– Chữ b: Viết giống chữ l. Từ điểm dừng bút của chữ l đưa lên đến đk1 tạo nét thắt giống chữ v

– Chữ h: Gồm 1 nét khuyết trên kết hợp với nét móc hai đầu, chú ý viết liền mạch, dừng bút tại 1/2 đv chữ.

– Chữ k: Tương tự chữ h nhưng tại điểm giữa của nét móc ta đưa bút vào trong tạo nét thắt của chữ.

* Nhóm 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g

– Chữ o, ô, ơ: Ta viết nét cong kín như đã học ở bài 1 sau đó đánh dấu chữ. Chú ý dấu chữ nhỏ hơn đvc.

– Chữ a, ă, â: Viết nét cong kín rồi đặt bút trên đk 1 viết 1 nét móc tiếp xúc với nét cong sau đó đánh dấu chữ.

– Chữ d, đ: tương tự như chữ a nhưng khi viết nét móc thì ta đặt bút trên đk2.

– Chữ g: Viết 1 nét cong kín sau đó viết 1 nét khuyết dưới và dừng bút tại giữa đv chữ.

Chữ số:

Tất cả các chữ số đều có độ cao 2 đv và rộng 1 đv chỉ riêng chữ số 1 là rộng 0,5 đv.

– Nhóm chữ số chỉ có nét thẳng: 1, 4, 7

– Nhóm chữ số có nét thẳng kết hợp nét cong: 2, 3, 5

– Nhóm chữ số chỉ có nét cong: 0, 6, 8, 9

Quy trình viết chữ hoa

1. Giới thiệu bảng chữ cái viết hoa theo nhóm

– Để viết đẹp bảng chữ cái viết hoa, chúng ta cần nắm được quy trình viết từng chữ cái. Chúng ta có thể chia bảng chữ cái viết hoa thành các nhóm chữ có nét đồng dạng với nhau.

Phương pháp rèn viết chữ đẹp-2

2. Viết đúng quy trình các chữ cái theo nhóm

Nhóm 1:

– Nhận xét: độ cao, độ rộng của 3 chữ

– Phân tích điểm đặt bút, hướng di chuyển và điểm dừng bút.

– Cao 2,5 đv (2 li rưỡi)

– Rộng: Chữ A : 2 đv (không kể nét móc). Chữ N, M 3 đv

* Viết chữ A

– Điểm đặt bút: gần góc trên của ô đv thứ nhất.

– Hướng di chuyển: Viết nét cong trái như chữ c, cao 1 ô rộng 1 ô cuối chữ c sang ô bên. đưa lượn phải lên trên đến vị trí cao 2,5 đv tới đk dọc xổ thẳng theo đk dọc chạm đk đậm rồi móc lên dừng bút ở 1/2 đvc.

– Viết nét ngang là nét lượn chia đôi chiều cao của chữ  A

+ Tương tự giới thiệu và viết N, M 

Chú ý:

– Cuối nét thứ nhất của chữ n gần tới đk dọc.

– Cuối nét chữ thứ nhất chữ M ở đúng giữa ô li.

– Nhận xét: độ cao, độ rộng của 4 chữ

– Cả 4 chữ trong nhóm cao 2,5 đv, rộng 2 đv không kể các nét móc.

* Viết chữ P

– Nét thứ nhất đặt bút giữa ô đv thứ 3, sổ lượn trái 1 nét đậm, cong hết 1 ô đv thứ nhất, dừng bút giữa ô.

– Nét thứ hai đặt bút trên đường kẻ ngang 2, kéo xuống dưới uốn cong trái, cong đều lên vị trí 2,5 đv, tiếp tục cong phải đến sát đường kẻ dọc xuống dưới đến giữa chữ rồi móc vào trong, dừng bút thấp hơn.

+ Tương tự: Giới thiệu và viết các chữ R B D

Chú ý: + Chữ R B khác chữ P ở nét xoắn và móc

+ Chữ B khác chữ R ở nét móc và nét cong trên nhỏ hơn.

+ Chữ D chỉ viết một nét liền mạch

Nhóm 3: C G S L E T

Nhận xét độ cao, độ rộng

– Cao 2,5 ô, rộng 2 ô không kể các nét móc

* Viết chữ C

–  Đặt bút trên đk dọc cao 2,5 đv viết nét cong sang trái 1 đv (1 li) tiếp xúc với đk dọc, tiếp tục cong xuống đến điểm giữa chiều cao của chữ, cong phải lên vị trí 2,5 đv rồi cong liên tục đến đk đậm, cong lên 1 đv rồi cong xuống 1/2 đv dừng bút giữa ô.

Chú ý: xác định đánh dấu các điểm đường cong chữ c đi qua

– Tương tự: giới thiệu và viết các chữ  G  S  L  E  T

– GV chú ý điểm khác biệt của các chữ so với chữ c

+ Chữ g viết như chữ c rồi thêm nét khuyết dưới

+ Chữ S L thân chữ là nét sổ lượn.

+ Chữ E nét cong ở phần trên nhỏ hơn, điểm thắt chữ E là ở điểm giữa chiều cao của chữ.

+ Chữ T khác chữ C ở điểm đặt bút và hướng di chuyển, thân chữ T gần giống chữ C nhưng cong hơn.

Nhóm 4: I K V H

– Nhận xét: độ cao, độ rộng của các chữ, phân tích điểm đặt bút, hướng di chuyển và điểm dừng bút.

Các chữ K V I H cao 2,5 đv, rộng 2 đv không tính các nét móc. Riêng chữ I rộng 1,5 đv.

* Hướng dẫn viết chữ

I – Điểm đặt bút : trên đường kẻ ngang thứ 2

– Hướng di chuyển : Đưa bút xuống dưới vòng trái lên độ cao 2,5 đv tạo móc trên của chữ, tiếp tục sổ lượn giống như nét sổ lượn của chữ. Nét cong trên rộng 1 đv nét cong dưới rộng 1.5 đv.

– Chữ K nét thứ nhất giống chữ I nhưng nét cong trên bằng nét cong dưới, điểm thắt của nét móc ở giữa chữ.

– Chữ V nét thứ nhất giống chữ I nhưng dừng bút ở đk đậm rồi đưa ngược lên giống nét của chữ N.

– Chữ H chú ý nét khuyết dưới to hơn nét khuyết trên một  chút.

Nhóm 5: O Q

– Nhận xét:

– Độ cao, độ rộng : hai chữ đều cao 2,5 đv, rộng 2 đv.

– Điểm giống và khác nhau giữa các chữ.

* Hướng dẫn viết chữ O

– Điểm đặt bút: đường kẻ dọc cao 2,5 đv, viết một nét cong tròn đều, cong kín từ điểm đặt bút sang trái, xuống dưới, sang phải tiếp xúc vào các đk dọc, khi nét cong trùng với điểm đặt bút thì vòng vào trong thành một móc tròn rộng một đv .

– Tương tự viết chữ Q Chú ý nét móc của chữ Q giống hình dẫu “~”

Nhóm 6: U Y X

– Nhận xét: cả 3 chữ đều cao 2,5 đv, rộng 2 đv.

* Chữ U

– Điểm đặt bút: Giống như chữ I nhưng đầu chữ U là một nét cong tròn.

– Hướng di chuyển: Viết một nét cong tròn đầu chữ U sau đó sổ thẳng đến đường đậm rồi móc lên vào góc ô vuông đv, đưa bút đến vị trí cao 2,5 đv trùng vào đường kẻ dọc sổ thẳng viết nét móc thứ hai, đến đk đậm thì móc lên dừng bút tại 1/2 đv chữ.

Chú ý: 2 nét móc chữ U cách nhau 1 đv

– Tương tự cho hs viết  Y  X

+ Chữ Y nét thứ hai là nét khuyết

+ Chữ X hai nét cong trái, phải đều liền mạch

>>Xem tiếp Phương pháp rèn viết chữ đẹp phần 2 ở trang 2.

Ebook, Sách tham khảo - Tags: