8 KINH NGHIỆM KHI ĐI GIA SƯ BUỔI ĐẦU TIÊN

Gia sư Hà Nội gửi tới các bạn KINH NGHIỆM GIA SƯ BUỔI ĐẦU TIÊN. Bài viết dành riêng cho các bạn chưa từng đi gia sư lần nào.

Bài viết cũng dành cho các bạn sinh viên năm nhất, các bạn chưa có kinh nghiệm đi gia sư.

Có nhiều bạn hỏi về kinh nghiệm đi gia sư buổi đầu như thế nào để đạt ấn tượng tốt với gia đinh và học sinh, để lớp không bị hỏng. Bản thân là một người từng đi gia sư tại nhà, và làm trong hoạt động lĩnh vực trung tâm Gia sư nên tôi xin phép được chia sẻ một bạn kinh nghiệm gia sư buổi đầu cho những bạn đang là sinh viên năm nhất, hoặc chưa từng đi gia sư.

KINH NGHIỆM GIA SƯ BUỔI ĐẦU TIÊN

Lưu ý : Đây là kinh nghiệm và chia sẻ cá nhân, nên chúng ta sẽ không phán xét đúng hay sai nhé! Đúng thì bạn áp dụng, bạn thấy sai thì bạn bỏ qua.

Thứ 1 : Về thời gian

Bạn cần đến đúng giờ như đã hẹn lịch trước đó với Gia đình. Nên đến sơm hơn 10 – 15 phút để chủ động tìm nhà cho dễ dàng, hoặc đến sớm để ngồi nói chuyện một chút với Gia đình cũng như làm quen qua với học sinh. Tránh đến muộn buổi đầu tiên vì sẽ tạo ấn tượng không tốt với phụ huynh. Nhiều người khó tính họ sẽ từ chối bạn ngay sau buổi đầu tiên.

Thứ 2: Về tác phong

Vì là buổi đầu tiên, bạn nên ăn mặc giản dị lịch sự, làm sao cho mình trở lên chững chạc hơn, Gia đình sẽ tin tưởng hơn qua vẻ ngoài. Hạn chế mặc đồng phục cấp 3, mặc váy (đối với gia sư Nữ) mặc quần lửng (với gia sư Nam). Vì là buổi đầu nên bạn cần ăn mặc tạo thiện cảm trước, khi dạy quen rồi thì bạn dễ dàng ăn mặc thoải mái hơn cũng được.

Thứ 3: Về kiến thức

Khi đến gặp gia đình buổi đầu, bạn cần phải nắm chắc kiến thức của môn học mà bạn sẽ dạy học sinh. Bạn phải là người ở thế chủ động. Nhiều bạn gia sư vì quá tự tin mà không xem lại kiến thức, dẫn đến trường hợp dạy SAI KIẾN THỨC (thường xảy ra với tiểu học) hoặc đôi khi có những học sinh có những bài trong đề cương giáo viên giao về nhà  hỏi gia sư  gia sư không trả lời được, theo bạn thì điều gì xảy ra. Đúng rồi, chắc chắn sau khi bạn về họ sẽ từ chối bạn thôi.

Thứ 4: Bài kiểm tra đánh gia năng lực học sinh

Bạn cần có một bài kiểm tra nho nhỏ khoảng 30 phút, làm sao bao trọn được các kiến thức cơ bản về môn học mà học sinh học cho đến thời điểm hiện tại.

Mức độ bài kiểm tra này cho học sinh làm từ dễ đến khó. Vì bạn chưa biết học lực học sinh ra sao, mà phụ huynh thì đôi khi cũng chỉ nhận xét học lực con qua cái thành tích cuối năm, chưa chính xác lắm. Bạn phải là người kiểm tra được xem học sinh đang học lực ở mức như thế nào.

Đừng cho đề khó quá, vì nếu gặp những học sinh học trung bình kém, bài kiểm tra khó sẽ khiến học sinh không làm được sẽ có cảm giác tự ti, không thích thầy, lớp hỏng.

Thứ 5: Làm quen với học sinh

Sai lầm của nhiều bạn Gia sư khi đi dạy dẫn đến lớp hỏng là các bạn đến dạy như một cái máy rồi ra về mà chẳng có sự tương tác, làm quen với học sinh.

Trong quá trình kiểm tra đánh giá năng lực học sinh, bạn hãy cho học sinh nghĩ giữa giờ khoảng 10 – 15 phút, thầy và trò nói chuyện, làm quen, bạn nên chủ động là người làm quen với học sinh nhé. Vì học hay không thường học sinh sẽ là người quyết định mà. Bạn có dạy tốt, nhưng học sinh không thích bạn hỏng lớp.

Sau khi bạn dạy xong và ra về thường phụ huynh sẽ hỏi : hôm nay con học với Thầy thế nào. Nếu học sinh đã quý bạn rồi thì chắc chắn sẽ học, lúc đó bạn sẽ có thể thể hiện tài năng của minh. Học sinh không thích bạn, không học → lớp hỏng → bạn giỏi nhưng không có đất dựng võ.

Thứ 6: Trao đổi với phụ huynh trước khi ra về

Sau khi kiểm tra học lực của học sinh buổi đầu, bạn cần có nhận xét được học lực của học sinh với phụ huynh. Điều này rất quan trong. Nếu chỉ có buổi đầu mà bạn đã nhận xét được hết các điểm yếu của con họ, hoặc một vài ưu điểm thì phụ huynh sẽ tin tưởng bạn luôn.

Sau buổi đầu mà bạn chẳng nhận xét được con họ đang yếu ở đâu, mạnh ở đâu thì họ sẽ dễ dàng nghi ngờ về khả năng của bạn.

Lưu ý nhỏ : Khi nhận xét về học lực của hoc sinh, đối với hs học yếu hoặc trung bình bạn cần áp dụng phương pháp KHEN trước CHÊ sau ( một chiêu tuyệt với trong Đắc Nhân Tâm). Hãy tìm ra ưu điểm của học sinh để khen trước, sau đó hãy nói đến nhược điểm về học lực của học sinh.

Ví dụ : Em và Cháu vừa làm quen với nhau, em cũng đã kiểm tra qua về học lực của cháu. Cháu tiếp thu khá nhanh nhưng mà hơi ẩu, cháu ngoan ngoãn nghe lời nhưng đôi khi hơi mất tập trung. Cháu tính phần abc làm khá tốt nhưng cháu đang hơi bị yếu phần xyz… đại loại là như vậy. Bạn sẽ làm cho học sinh vui, yêu quý bạn hơn. Phụ huynh tin tưởng bạn hơn.

Nếu bạn nói được khoảng bao nhiêu buổi bạn sẽ giúp học sinh lấy lại kiến thức thì phụ huynh sẽ thích bạn tuyệt đối. (điều này không phải bạn nào cũng cam kết được, nó phụ thuộc vào kinh nghiệm dạy, cũng như phương pháp bạn sẽ áp dụng cho học sinh).

Thứ 7: Sắp xếp lịch dạy cố định với phụ huynh, trao đổi số điện thoại

Hãy sắp xếp lịch dạy cố định với phụ huynh và học sinh làm sao cho 2 bên cùng trùng vào một lịch.

Trao đổi số điện thoại với phụ huynh, bảo phụ huynh lưu sđt của bạn vào, để có những hôm bạn, hay phụ huynh bận thì gọi điện xin phép nghỉ. Vì lúc bạn gọi cho phụ huynh có thể họ chưa lưu sđt của bạn vào đâu.

Thứ 8: Hạn chế nhắc đến vấn đề tiền lương trong buổi đầu

Thường phụ huynh họ sẽ chủ đồng đề cập đến vấn đề này, bạn hạn chế chủ động trong vấn đề này nhé! Vì nhiều người họ sẽ nghĩ bạn quá quan tâm đến tiền lương. Thay vào đó bạn hãy tập trung quan tâm, tìm ra phương pháp giúp học sinh học tập tiến bộ.

Nếu bạn nhận lớp ở trung tâm, hãy gửi đến phụ huynh GIẤY GIỚI THIỆU mà trung tâm gửi tới gia đình, trong đó sẽ có đầy đủ thông tin về mức học phí mà gia đình và trung tâm đã trao đổi.
Hãy quan tâm đến học sinh trước – học sinh tiến bộ, phụ huynh họ sẽ không tiệc bạn thứ gì đâu, đơn giản cái mà họ quan tâm là sự tiến bộ của học sinh mà.

Trên đây là 8 điều mà tôi đã áp dụng từ thời năm nhất tôi đi dạy cho đến bây giờ (chưa lớp nào hỏng).

Mong bài viết này sẽ giúp cho nhiều bạn sinh viên năm nhất, cũng như các bạn sinh viên chưa đi dạy bao giờ có thêm kinh nghiệm để không mắc phải sai lầm.

Góc gia sư - Tags: