Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về vấn đề việc làm thêm gia sư

Đây là bài viết mang tính chất CHIA SẺ KINH NGHIỆM của bản thân về vấn đề VIỆC LÀM THÊM GIA SƯ.

1. GIA SƯ là gì ?

? Gia sư là hình thức dạy học “một thầy – một trò” được diễn ra tại gia đình người học.

2. Đối tượng học GIA SƯ ?

? Các bạn học sinh sau thường được Phụ Huynh mời gia sư :
—> Lực học yếu kém – trung bình khá.
—> Lực học khá nhưng lười.
—> Lực học tốt có NHU CẦU CAO.

Do đó, khi các bạn nhận lớp gia sư, các bạn tinh thần soạn bài học để dạy rất cao, nhưng khi đi dạy lại hụt hẫng vô cùng vì học sinh đó không như mình nghĩ : nào là kém quá, yếu quá, lười quá … thậm chí còn giỏi hơn cả mình.

3. Nhận lớp gia sư tại trung tâm bạn cần quan tâm đến những gì ?

? Vấn đề thù lao ư ? Khỏi phải suy nghĩ vì thù lao phần lớn là thoả thuận với mặt bằng trung là : 100K – 120K – 150K (với sinh viên) và 200K – 250K – 300K (với giáo viên) … Và sẽ còn cao hơn nữa khi gia sư đó càng có thương hiệu.

? Vấn đề thời gian học ? Các bạn cứ xác định là thời gian cho mỗi buổi học là 2 tiếng. Nghỉ giải lao từ 8 – 10 phút để trò chuyện hay giải đáp những vấn đề xã hội mà người học tò mò và đương nhiên vấn đề đó bạn cũng biết là tốt nhất.

? Vấn đề địa điểm học cũng là yếu tố bạn xem xét để tiết kiệm tài nguyên thời gian sao cho cũng 24 giờ, bạn sống và làm việc có ích cho xã hội nhất. Bán kính 5 km là quãng đường bạn dễ dàng di chuyển nhất đấy. Hãy nghĩ đến những khi mưa gió để lựa chọn địa điểm cho phù hợp nhất nhé.

? Vấn đề hợp đồng với trung tâm ư ?

—-> Hãy lựa chọn các trung tâm thu phí của bạn ở ngưỡng 40% – 45 % – 50%. Tại sao à ? 1 phần tiền trong số đó là chi trả các hoạt động của trung tâm. 1 phần tiền còn lại chính là uy tín mà họ có được trong bao nhiêu năm tháng. Khoản tiền % này là sợi dây buộc bạn phải có trách nhiệm với công việc bạn đảm nhận.

Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về vấn đề việc làm thêm gia sư

Việc làm thêm gia sư

—-> Hãy lựa chọn các trung tâm có thương hiệu tốt. Địa chỉ rõ ràng, cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về gia đình học sinh, về học sinh. Về trường hợp xấu nhất bạn gặp phải khi bị hỏng lớp (trường hợp chưa dạy buổi nào, nhưng gia đình không học gia sư nữa vì các lý do abc,xyz).

4. Tiết mục lưu ý

Nếu bạn là giáo sinh, bạn hãy bắt đầu đi gia sư từ giữa năm sinh viên thứ nhất. Và chậm nhất là cuối sinh viên năm thứ hai nhé. Đến khi bạn đi thực tập thì bạn sẽ vô cùng lợi hại trước những câu hỏi hóc hiểm của học sinh.
* Cấp 1 : thầy ơi, 1 + 1 = mấy ạ ?
* Cấp 2 : thầy ơi, phương trình có nghiệm x1; x2 thì điều kiện là gì ạ ?
* Cấp 3 : tại sao ax2 + bx + c lại gọi là tam thức bậc hai vậy thầy ?

… nhiều câu còn hại não lắm cơ !

? Nếu bạn không phải là giáo sinh, hãy bắt đầu đi gia sư từ đầu năm sinh viên thứ hai. Còn chậm thì tốt nhất không làm gia sư, hãy làm gì đó nâng cao chuyên môn sau này của bạn, giúp bạn ra trường “tìm đúng việc”.

Tin tức - Tags: ,