Chia sẻ kinh nghiệm mở lớp từ 2-4 học sinh

Chào các bạn như đã hứa từ lúc trưa nay mình xin chia sẻ cho các bạn ngắn gọn những gì các bạn cần biết về việc mở lớp dạy thêm từ 2-4 học sinh.

Mình sẽ cố gắng viết súc tích nhất có thể.
———————

VẤN ĐỀ 1: VÌ SAO NÊN MỞ LỚP:

Khi đi gia sư các bạn nghĩ rằng áp lực việc điểm số học sinh không cao bằng thầy giáo đứng lớp. Không hẳn vậy, khi phụ huynh đã bỏ ra kinh phí sẽ cần người dạy đem lại hiệu quả lớn nhất. Một số bạn dạy gia sư đã ý thức được việc tạo lộ trình học cho học sinh nhưng khi đến nhà HS dạy nhiều lúc sẽ bị phụ huynh can thiệp. Do vậy việc mở lớp là cần thiết để tự mình tạo ra động lực cho chính mình làm việc và phát triển.
Thêm một lý do nữa, nếu bạn định gắn bó lâu dài với nghề dạy bạn cần sớm nhất có thể mở lớp dạy riêng.
———————

VẤN ĐỀ 2: KHI MỞ LỚP CẦN CÓ NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ CHÚ Ý:

+ Tại sao nên bắt đầu từ 2-4 học sinh? Ví dụ như thời điểm tôi mở lớp tôi có 4 hs trong đó 2hs 12 và 2 hs 11. Giả định tôi không tuyển thêm được ai thì năm tới ít nhất tôi có 2 hs để dạy học. Nói tóm gọn là có phương án back-up.
+ Đừng cố dạy như các chuyên gia luyện thi: Phụ huynh tìm đến các nhóm 2-3hs là họ không đòi hỏi cao kỹ năng sư phạm rồi, thay vì đó họ sẽ mong đợi sự nhiệt tình ở bạn hết mức. Thời điểm đầu đừng cố gắng biến mình thành người dạy bay cao trên bục giảng. Cái ta cần là biết học sinh cần gì.
+ Hãy yêu nghề và tự mình soạn bài: Nhiều giáo viên sẽ bỏ thói quen này sau một thời gian thành công trong giảng dạy. Ngay từ lúc bắt đầu hãy xác định mình nên tự mình soạn bài. Đừng dạy một bài y sì của người khác.
———————

VẤN ĐỀ 3: LỘ TRÌNH MỞ LỚP:

+ Bước 1: Chấp nhận mất 1 số học sinh không muốn theo mình về lớp để kiên quyết bắt tất cả học trò về lớp mình mở.
+ Bước 2: Thuê một địa điểm nhỏ, tốt nhất xin nhờ các thầy cô có lớp còn trống lịch cho dạy ké. Nhưng sau này đông lên thì phải tìm chỗ riêng phát triển.
+ Bước 3: Tạo một lộ trình dạy cho học sinh thật bài bản và cho học sinh và phụ huynh biết điều đó ở bạn.
+ Bước 4: Cách soạn bài cho người mới bắt đầu:
* Mở sách giáo khoa, sách bài tập của chương sẽ dạy, giải tất cả các bài trong đó. Trong quá trình giải, cần hiểu bản chất của bài toán đồng thời tự mình chế ra 4-5 bài tương tự như mỗi bài trong SGK. Khi giảng sẽ chữa bài của SGK-SBT và cho HS làm 4-5 câu tương tự đã chế ra. Một buổi học cố gắng hoàn thiện 1-2 tiết có trong SGK.
* Hết 1 đơn vị học trình (Ví dụ hàm số bậc 3) thì nên có 1 file tổng kết các dạng toán để học sinh ghi lại nhằm củng cố kiến thức. Phương châm: Khi học sinh của mình tiến bộ, mình sẽ có thêm học trò.
* Cách bố trí bài giảng: Thông thường khi mới bắt đầu lớp sẽ rất lệch ví dụ 1 bạn pro đi kèm 1 bạn yếu. Lám sao để dạy cả 2 mà không chán? Phương pháp 4+1 hoặc 3+2 tức là: 3 bài cơ bản + 1 bạn kho khó + 1 bài siêu khó. Khi bạn yếu làm xong 3 bài cơ bản là lúc bạn pro mới làm đc gần ra bài cuối như thế là ổn. Khi đó chữa cho cả 2 bạn cùng nghe giảng. Nếu độ lệch ít hơn thì 4+1.
+ Bước 5: Kiểm tra và đánh giá định kỳ. Cần có sự tương tác với phụ huynh để đạt hiệu quả cao nhất có thể và tạo sự tin tưởng nơi phụ huynh. Thường xuyên kiểm tra đánh giá định kỳ báo cáo kết quả học tập cho phụ huynh, gọi điện cho phụ huynh khi học trò có dấu hiệu sa sút.
+ Bước 6: Hãy là một người bạn của học trò: Khi mới mở lớp bạn nên là một người bạn của học trò. Tâm sự động viên trò qua FB, qua trao đổi trực tiếp khi trò có điểm cao, điểm thấp, khi gặp stress. Việc này là cần thiết nó sẽ giúp bạn hiểu tâm lý của học trò hơn.
———————
P/s: Trên đây là cách tiếp cận của mình khi mới bắt đầu mở lớp đầu tiên. Sau 1 tháng mở lớp mình tăng 18 học sinh. Cách tiếp cận mỗi người mỗi khác nhưng các bạn có thể tham khảo cách của mình. Mọi câu hỏi cần chia sẻ kinh nghiệm các bạn comment phía dưới.
Thân ái!

Góc gia sư - Tags: ,