Đề cương ôn tập môn Toán 5 giữa kì 2 năm học 2018-2019

Đề cương ôn tập môn Toán 5 giữa học kì 2 năm học 2018-2019 là tài liệu dành cho các em học sinh lớp 5 ôn tập chuẩn bị kiểm tra HK2 môn Toán.

ÔN TẬP MÔN TOÁN LỚP 5 – GIỮA KÌ 2

Bài 1. Đặt tính rồi tính

23,8 × 7,6

87,65 × 4,3

543,9 × 2,64

91,24 × 5,7

344,56 – 43,879

987,64 – 342,87

768,09 – 65,219

2018 – 207,8

879,98 + 543,76

654,908 + 658,76

543,986 + 809

765 + 102,56

72: 4,5

281,6 : 80

912,8 : 2,8

0,162 : 0,36

Bài 2. Tính nhẩm

0,12 × 10

98,76 × 10

0,143 ×10

954,7× 10

98,12 × 100

76,099 × 100

0,2018 × 100

8,765 × 100

234,65 × 1000

0,123 × 1000

90,8 × 1000

7,876 × 1000

0,23 : 100

67,89 : 1000

897650 : 10 000

238,98 : 1000

Bài 3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm

4m 25cm = ……….m

12m 8dm = …………m

28km 34m = ………..…km

36 tấn 87kg = ……….…tấn

4 tạ 3kg = …………….. tạ

65 kg 9g = ……………kg

8kg 12g = …………..kg

23ha 543m2 = …..……ha

15 735m2 = ……..….…ha

428ha= ………………km2

892m2 = ………………ha

14ha = ……………….km2

8m2 72dm2 = ………….m2

52m2 9dm2 = ………….m2

8,56dm2 = ……………….cm2

1,7ha =……………………m2

0,42m2 = ………………..dm2

0,008ha = …………………m2

2,7km2 = ……………..…ha

87,65km2 = ……………..ha

2,9m2 = …………………cm2

Bài 4. Tính chu vi và diện tích của hình tròn có bán kính 4cm.

Bài 5. Tính diện tích hình tròn có dường kính 4cm.

Bài 6. Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy 28cm, chiều cao 25cm.

Bài 7. Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 28cm và 35cm, chiều cao 30cm.

Bài 8. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 8dm, chiều rộng 5dm, chiều cao 6dm.

Bài 9. Tính diện tích một mặt, diện tích xun g quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 9,5cm.

Bài 10. Tính thể tích của hình lập phương có cạnh 1,5dm.

Bài 11. Cho hình tròn có đường kính 8cm. Tính diện tích hình tròn đó.

Bài 12. Cho hình tam giác có độ dài đáy 35cm, chiều cao bằng $ \displaystyle \frac{3}{5}$ độ dài đáy. Tính diện tích của hình tam giác đó.

Bài 13. Một hình tam giác có diện tích $ \displaystyle \frac{5}{8}$ dm2 và chiều cao $ \displaystyle \frac{1}{2}$ dm. Tính độ dài đáy của hình tam giác đó.

Bài 14. Một thửa ruộng hình thang có đồ dài hai đáy lần lượt là 110m và 90,2m. Chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy. Tính diện tích thửa ruộng đó.

Bài 15. Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 120m, đáy bé bằng  đáy lớn và hơn chiều cao 5m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 64,5kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?

Bài 16. Một cái thùng không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5m, chiều rộng 0,6m và chiều cao 8dm. Người ta sơn mặt ngoài của thùng. Hỏi diện tích cần quét sơn là bao nhiêu mét vuông?

Bài 17. Một người thợ gò một cái thùng tôn không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều đai 6dm, chiều rộng 4dm và chiều cao 9dm. Tính diện tích tôn dùng để làm thùng.

Bài 18. Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 8m2, chiều rộng 5m và chiều cao 4,5m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng. Biết rằng diện tích các cửa bằng 9,5m2. Hãy tính diện tích cần quét vôi.

Bài 19. Một mảnh đất hình thang có đáy bé là 150m, đáy lớn bằng $ \displaystyle \frac{5}{3}$ đáy bé, chiều cao bẳng $ \displaystyle \frac{2}{5}$ đáy lớn. Tính diện tích mảnh đất đó .

Bài 20. Bạn An làm một cái hộp dạng hình lập phương bằng bìa có cạnh 10cm.

a) Tính thể tích cái hộp đó.

b) Nếu dán giấy màu tất cả các mặt ngoài của hộp đó thì bạn An cần dùng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông giấy màu?

Bài 21. Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có thể tích 1,8m3. Đáy bể có chiều dài 1,5m, chiều rộng 0,8m. Tính chiều cao của bể.

Bài 22. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 60cm, chiều rộng 40cm, diện tích xung quanh là 6000cm2. Tính chiều cao của hộp.

Bài 23. Một khối kim loại có thể tích 3,2cm3 cân nặng 22,4g. Hỏi một khối kim loại cùng chất có thể tích 4,5cm3 cân nặng bao nhiêu gam?

Bài 24. Người ta trồng ngô trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 100m, chiều rộng bằng 60% chiều dài. Biết rằng trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 30kg ngô. Hỏi trên cả thửa ruộng đó, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ ngô?

Bài 25.

a) Tìm 2% của 1000kg.

b) Tìm 15% của 36m

c) Tìm 22% của 30m2

d) Tìm 0,4% của 3 tấn.

Bài 26. Một đội bóng rổ đã thi đấu 20 trận, thắng 12 trận. Tính tỉ số phần trăm các trận thắng của đội bóng đó.

Bài 27. Trong bể có 25 con cá, trong đó có 20 con cá chép. Tính tỉ số phần trăm của số cá chép và số cá trong bể.

Bài 28. Khối lớp 5 của một trường tiểu học có 150 học sinh, trong đó có 52% là học sinh nữ. Hỏi khối lớp 5 có bao nhiêu học sinh nam?

Bài 29. Lớp 5A có 18 học sinh nữ và chiếm 60% số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 5A có tất cả bao nhiêu học sinh?

Bài 30. Lãi suất tiết kiệm là 0,6% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 80 000 000 đồng. Hỏi sau một tháng, người đó có tất cả bao nhiêu tiền?

Bài 31. Lãi suất tiết kiệm là 0,6% một tháng. Một người gửi tiết kiệm sau một tháng lãi được 240 000 đồng. Hỏi người đó đã gửi tiết kiệm tháng đó bao nhiêu tiền?

Bài 32. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 40m, chiều rộng bằng $ \displaystyle \frac{6}{8}$ chiều dài. Người ta dành 60% diện tích đó để làm vườn, còn lại để xây nhà.

a) Tính diện tích để làm vườn.

b) Tính diện tích để xây nhà.

Bài 33. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài36m, chiều rộng bằng $ \displaystyle \frac{3}{4}$ chiều dài. Người ta dành 25% diện tích để trồng rau. Hỏi diện tích phần đất còn lại là bao nhiêu ?

Bài 34. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 4,5dm, chiều rộng 2,5dm, chiều cao bằng $ \displaystyle \frac{2}{3}$ chiều dài. Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó.

 Bài 35. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

3 năm 8 tháng = ……tháng

2 năm rưỡi = ………..tháng

Nửa năm = ………..tháng

1,5 giờ = ………….phút

0,75 giờ = ……… phút

3m3 = …………..dm3

434dm3 = ………..m3

54309dm3 =………….m3

65,32m3 = …………..dm3

15 phút = ……….giờ

105 phút = ……….giờ

84 phút = …….giờ

360 giây = ………phút

426 giây = …….phút

3 phút 15 giây = ………phút

8 giờ 45 phút = …………giờ

$ \displaystyle 5\frac{2}{3}$ ngày =……… giờ

$ \displaystyle \frac{2}{3}$ ha = …………..m2

$ \displaystyle \frac{3}{5}$ km = …………m

$ \displaystyle \frac{4}{5}$ tấn = …………kg

$ \displaystyle \frac{2}{3}$ giờ = …… phút

$ \displaystyle 7\frac{1}{6}$ giờ = ……….. phút

 

Bài 36. Hai thành phố A và B cách nhau 135 km. Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 42km/giờ. Hỏi sau khi khởi hành 2 giờ 30 phút xe máy còn cách B bao nhiêu kilômét?

Bài 37. Một ô tô đi từ A lúc 7giờ 30 phút và đến B lúc 8 giờ. Quãng đường AB dài 23,5 km. Tính vận tốc của ô tô.

Bài 38. Xe máy khởi hành từ A lúc 5 giờ 45 phút và đi đến B lúc 7 giờ với vận tốc 32 km/giờ. Tính quãng đường AB.

Bài 39. Lúc 9 giờ 40 phút,  một người đi xe đạp có vận tốc 9 km/giờ đi từ A đến B. Biết A cách B   10,8km. Hỏi người ấy đến B lúc mấy giờ ?

Bài 40. Một người đi bộ từ A với vận tốc 4,5 km/giơ và đến B lúc 12 giờ. Biết quãng đường AB dài 14,4 km. Hỏi người đó đi từ A lúc mấy giờ, biết dọc đường có dừng lại mất 40 phút ?

Bài 41. Một ôtô và một xe máy khởi hành cùng lúc 12giờ 30phút và đi ngược chiều nhau trên quãng đường AB. Ôtô đi với vận tốc 51 km/giờ; xe máy đi với vận tốc bằng $ \displaystyle \frac{2}{3}$ vận tốc ôtô. Hai xe gặp nhau lúc 15giờ 15phút cùng ngày. Tính quãng đường AB?

Bài 42. Hai ôtô xuất phát từ A và B cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Sau 2 giờ chúng gặp nhau. Quãng đường AB dài 180 km. Tính vận tốc của mỗi ôtô, biết rằng vận tốc của ôtô đi từ A bằng $ \displaystyle \frac{2}{3}$ vận tốc của ôtô đi từ B.

Toán lớp 5 - Tags: