Hướng dẫn học sinh nhẩm thương trong phép chia

Timgiasuhanoi.com sưu tầm được tài liệu Hướng dẫn học sinh nhẩm thương trong phép chia. Giúp các em học sinh làm phép chia nhanh hơn và chính xác.

Mời các bạn đọc tài liệu dưới đây.

I. Đặt vấn đề

Một học sinh có sở trường, có năng khiếu môn học này, hay môn học khác không phải ngẫu nhiên mà có. Chắc chắn em phải trãi qua cả một quá trình rèn luyện, học tập.

Nền móng học tập môn toán của một học sinh phải được rèn giũa, phát triển từ những lớp dưới. Vì vậy, tạo cho trẻ thói quen suy luận hợp lý, thành thạo những phép tính (+, – , x, : ) là giúp cho trẻ có một nền móng vững chắc để phát triển sau này.

Trong chương trình toán ở tiểu học, phép tính chia bắt đầu học từ lớp 2 (bảng chia), nâng cao dần ở các lớp 3, 4, 5. Vấn đề học sinh còn vướng mắc, khó khăn nhất là việc thực hiện phép chia “Chia cho số có 2, 3 chữ số” (hay là chia cho số có nhiều chữ số). Đây là một trong những phép tính khó nhất trong chương trình toán tiểu học. Vì khi học sinh thực hiện phép chia không được sẽ kéo theo nhiều vấn đề học sinh giải quyết không được như giải các bài toán liên quan.

Để giải quyết được vấn đề trên thì giáo viên phải có biện pháp giúp học sinh biết cách thực hiện phép chia, dần dần rèn luyện và hình thành kĩ năng chia một cách thành thạo. Trong việc hình thành kĩ năng chia, việc ước lượng thương là vô cùng quan trọng. Nếu nắm được cách ước lượng thương và có một số kĩ năng ước lượng thương thì việc thực hiện phép chia đối với học sinh không còn là một vấn đề nan giải nữa. Nhờ thế mà các em dễ dàng giải các bài toán liên quan đến phép chia mà không còn tốn nhiều thời gian, học sinh sẽ hứng thú hơn, say mê hơn trong học toán.

Vì vậy, việc hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh kĩ năng ước lượng thương trong phép chia là một việc làm cần thiết và quan trọng trong quá trình dạy học toán.

II.Thực trạng

Việc dạy học phép chia cho số có nhiều chữ số còn gặp nhiều khó khăn vì một số nguyên nhân sau:

1. Học sinh
– Không thuộc bảng nhân, chia.
– Chia nhẩm, nhân nhẩm chưa nhanh.
– Chưa biết trừ nhẩm khi chia.
– Chưa nắm vững được 4 bước khi thực hiện một phép chia: chia, nhân, trừ, hạ.

– Chưa biết cách ước lượng thương:
+ Lấy mấy số để chia.
+ Cách che bớt số ở số bị chia và số chia.
+ Cách làm tròn số (tăng hoặc giảm) số bị chia và số chia.

2. Giáo viên
– Việc hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia, cách ước lượng thương chưa
thật sự linh hoạt.
– Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng sáng kiến của mình vào dạy toán.
– Sử dụng sách giáo viên một cách cứng nhắc (sách giáo viên chỉ có 1 bài hướng dẫn cách ước lượng thương) nên việc hướng dẫn học sinh ước lượng thương mang tính qua loa, chưa tìm ra cách thích hợp nhất trong dạy chia cho số có nhiều chữ số.
– Giáo viên chưa tìm các giải pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh (chưa cá thể hóa).

III. Giải pháp

Việc hướng dẫn rèn luyện kĩ năng ước lượng thương cho học sinh là cả một quá trình. Ở lớp 2, lớp 3, học sinh đã học bảng nhân, chia và thực hiện phép chia cho số có một chữ số. Sang lớp 4, học sinh học phép chia cho số có nhiều chữ số.

Để ước lượng thương tốt, học sinh phải thuộc bảng nhân, chia. Biết cách nhân nhẩm, trừ nhẩm nhanh. Biết lấy mấy số để chia, biết cách che bớt số, biết cách làm tròn số.

Để giúp học sinh thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số có một số giải
pháp sau:
1. Học sinh:
Học thuộc bảng nhân, chia giúp học sinh nhân nhẩm nhanh thông qua các
bài: Nhân với số có một chữ số, hai, ba chữ số.
2. Giáo viên:
Hướng dẫn học sinh ước lượng thương từ phép chia cho số có 2 chữ số, phép
chia cho số có 3 chữ số.

Các bạn xem tiếp Hướng dẫn học sinh nhẩm thương trong phép chia tại đây:

https://drive.google.com/file/d/0B7uAMT9Yh6ueck1VRzBJbC02Qm8/view

Tin tức - Tags: ,