Những lý do con không nghe lời cha mẹ

Timgiasuhanoi.com chia sẻ với các bạn những lý do con không nghe lời cha mẹ, giúp các ông bố bà mẹ biết cách dạy bảo, gần gũi với trẻ hơn.

Có đôi khi có vẻ như con bạn không nghe lời bạn nói, hoặc phớt lờ những gì bạn nói. Bạn thường xuyên phải lặp lại một cái gì đó đến kiệt sức nhưng con bạn vẫn không nghe, chắc chắn sẽ làm bạn bực mình.

Những lý do con không nghe lời cha mẹ

Những lý do khiến con không nghe lời cha mẹ

Bạn đang nói quá nhiều

Luôn luôn ngắn gọn và gắn với một đến hai điểm chính là cách tốt nhất khi giao tiếp với trẻ em. Cho con bạn một danh sách những gì chúng cần nhớ. Liệt kê ra một số công việc bạn muốn chúng làm hay nhắc nhỡ chúng làm, thật khó khăn để một đứa trẻ theo dõi tất cả những thứ cần làm, tương tự nếu bạn dùng từ ngữ quá trừu tượng để đi sâu giải thích nguyên nhân tại sao chúng bị phạt khi làm một cái gì đó sai…..những điều này chỉ làm loãng thêm thông điệp. Nên ngắn gọn và cụ thể là quan trọng đối với trẻ vì chúng chỉ là người tập trung chú ý ngắn.

Con bạn đang tập trung vào cái gì khác

Thông thường trẻ em thường tập trung chú ý vào những gì chúng đang làm, dù là những chương trình đơn giản như xem phim, chơi lắp ghép…đơn giản là chúng không để ý bạn (trẻ em cũng như người lớn thường tập trung say mê một cái gì đó nên thường tập trung hoàn toàn vào cái đó không nghe cái khác..). Nên thấy được mặt tích cực ở trẻ là chúng đang học được sự tập trung. Nếu muốn chúng nghe lời bạn nên đối diện với trẻ và hãy dành cho trẻ thời gian để chuyển từ hoạt động chúng đang làm sang yêu cầu của bạn.

Bạn đang nói chuyện với con khi đang làm một cái gì khác

Bạn đang nói chuyện với con nhưng bạn đang bận rộn chuẩn bị bữa ăn tối, bạn thường hét lên với con bạn trong phòng hoặc khắp nhà. Bất cứ lúc nào có thể bạn nên nói chuyện với con bạn theo cách mặt đối mặt, cơ hội để con bạn lắng nghe bạn sẽ tăng theo cấp số nhân, đặc biệt khi bạn chú ý hoàn toàn vào chúng khi chúng thực hiện một yêu cầu.

Bạn đang chỉ trích

Bạn có thích được ai đó chỉ trích liên tục hay không? Và bạn có quan tâm đến những gì người đó nói hay không? Vậy con bạn cũng thế bạn đừng nghĩ vì sao chúng thường không lắng nghe bạn.

Bạn đang yêu cầu hay cầu xin

Bạn cứ liên tục nói: Hãy dọn đồ chơi ngay, hoặc làm ơn, làm ơn…có thể bạn không dọn đồ chơi cho con. Nhưng nếu nói hai điều này thường xuyên sẽ dẫn đến con bạn không nghe. Cách tiếp cận tốt hơn là hãy nói bằng giọng dịu dàng và phải tìm ra ranh giới giữa yêu cầu hay cầu xin với con của bạn.

Hành động của bạn không theo sau lời nói

Nếu bạn luôn nhắc nhở con nhặt đồ chơi mà bạn không làm theo. Đó là cách bạn đang dạy cho con bạn không làm theo lời bạn, phớt lờ những gì bạn nói.

Cách làm cho trẻ nghe bạn

Làm thế nào để con chú ý đến những gì bạn nói. Hãy thử những chiến lược giúp con bạn nuôi dưỡng kỹ năng nghe tốt.

Giao tiếp bằng mắt

Cuối thấp xuống để nhìn con, yêu cầu con nhìn vào bạn khi bạn đang nói chuyện với con. Đây là cách tuyệt vời để không chỉ đảm bảo rằng bạn có sự quan tâm đầy đủ với con của mình mà còn dạy con cách cư xử để con bạn lắng nghe một cách tôn trọng khi ai đó nói chuyện với chúng.

Lắng nghe con bạn

Cũng như các hành vi khác, con bạn sẽ học lắng nghe bằng cách làm theo cách bạn làm. Nếu bạn học thói quen bằng cách nghe con bạn nói. Chúng sẽ có khả năng làm như vậy khi chúng nói chuyện với bạn.

Cố gắng tìm ra lý do tại sao con bạn không tuân thủ

Hãy suy nghĩ những gì có thể gây ra khiến con bạn không nghe bạn. Hoặc là bạn đang yêu cầu chúng làm một điều gì quá khó với chúng. Hay con bạn đang có vấn đề gì khi bạn hỏi chúng rất mệt mỏi nên cáu kỉnh. Hãy xem xét những gì gây ra hành vi của mình thay vì gạt bỏ nó như con mình không được tôn trọng hoặc có mục đích chống đối hoặc phớt lờ bạn.

Giữ bình tĩnh

Khi bạn tức giận có thể con bạn không lắng nghe. Hãy kiềm chế, không la hét hay nói bằng giọng giận dữ. Có hai lý do khi bạn giận dữ bạn cho con bạn thấy bạnkhông kiểm soát được, thú hai khi la hét chỉ có thể có tác dụng trong thời gian ngắn hạn nó mất hiệu quả theo thời gian.

Thêm một chút hài hước

Nếu bạn luôn tìm thấy chính mình trong trận chiến liên tục để làm cho con bạn nghe bạn. Hãy thay đổi động lực tương tác bằng cách làm cho nó giảm căng thẳng, vui hài một chút. Sử dụng trí tưởng tượng của bạn để khuyến khích sự hợp tác của mình thay vì đưa ra những yêu cầu.

Đừng mong đợi kết quả ngay

Xây dựng thói quen giao tiếp tốt là một quá trình có thể mất thời gian dài để phát triển. Thay vì bạn luôn mong đợi con của bạn luôn luôn vâng lời khi lần đầu tiên bạn nói điều gì. Hãy nhìn vào sự phát triển kỹ năng lắng nghe của chúng như một phần để xây dựng một nền tản quan trọng giúp con bạn phát triển mối quan hệ mạnh mẽ trong tương lai.

Tin tức - Tags: ,