Tìm hiểu ngành Kỹ thuật cơ khí là gì? học gì? ra trường làm gì?

Ngành Kỹ thuật cơ khí là ngành thuộc nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô, đây là một trong những ngành luôn khát nhân lực hiện nay.

Đối với các bạn có sức khỏe, không ngại khó thì ngành Kỹ thuật Cơ khí có thể là lựa chọn tốt cho bạn. Để hiểu rõ hơn về ngành học này, chúng ta cùng tìm hiểu ngành Kỹ thuật cơ khí là gì? học những gì? ra trường làm gì?

Ngành Kỹ thuật cơ khí là gì?

Kỹ thuật cơ khí hay Công nghệ cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Đây là ngành tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm cơ khí. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, công việc ngành cơ khí được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí mà người làm việc gần như không tham gia vào tiện, phay, bào, hàn, …

Kỹ thuật cơ khí là ngành có lịch sử lâu đời, chiếm phần lớn trong cơ cấu hoạt động kinh tế xã hội. Ngành cơ khí tham gia vào một dải khá rộng các công việc sản xuất bao gồm từ khâu khai khoáng, hình thành vật liệu, gia công các thiết bị, chế tạo máy móc, và điều hành hệ thống sản xuất công nghiệp.

ngành kỹ thuật cơ khí học gì ra trường làm gìNgành kỹ thuật cơ khí là gì? học gì? ra trường làm gì?

Ngành Kỹ thuật cơ khí học những gì?

– Trước đây để gia công một sản phẩm, người thợ phải lấy nguyên liệu, gia công bằng tay trên các máy móc nửa thủ công như máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn… Hiện nay công việc gia công đã được tự động hóa bằng các máy gia công hiện đại (máy CNC), công việc của người thợ chỉ còn là đứng máy nhấn nút, lập trình gia công… Lập trình gia công là một công việc quan trọng khi thực hiện trên các máy gia công tự động CNC, các công việc trước đây như lấy vật liệu (phôi), tiện, phay đều được máy tự động thực hiện một cách chính xác theo chương trình đã được lập trình.

– Công việc thiết kế trước đây phải thực hiện bằng việc vẽ các bản vẽ bằng tay, ngày nay đã có sự hỗ trợ của máy tính với các chương trình chuyên hỗ trợ cho việc thiết kế cơ khí. Việc thiết kế cơ khí trên máy vi tính với sự hỗ trợ của phần mềm được gọi là CAD, CAD cho phép xây dựng được những bản vẽ có độ phức tạp cao. Người kỹ sư cơ khí hiện nay luôn phải biết về CAD.

– Một bước tiến cao hơn trong ngành cơ khí là công nghệ CAD/CAM/CNC, tạo thành một quy trình khép kín từ khâu thiết kế đến khâu chế tạo sản phẩm bằng các máy móc gia công hiện đại. Với những công nghệ như trên, ngành cơ khí ngày càng đóng góp tích cực để sản xuất ra các thiết bị, máy móc, sản phẩm cơ khí có độ chính xác cực cao, độ bền tốt.

– Để có thể sản xuất rá các thiết bị cơ khí có chất lượng, có tính kinh tế đòi hỏi nguời kỹ sư ngành kỹ thuật cơ khí phải am hiểu sâu sắc về tính chất của các loại vật liệu. Khâu thiết cơ khí cũng rất quan trọng để đảm bảo độ vững độ bền cho thiết bị, các kiến thức về cơ học lý thuyết là không thể thiếu.

– Vì vậy mà trong chương trình học của ngành này có các môn tiêu biểu như: Hình họa – vẽ kỹ thuật; cơ lý thuyết; sức bền vật liệu; Nguyên lý – chi tiết máy; cơ học lưu chất; đồ án chi tiết máy; Kỹ thuật điện; kỹ thuật điện tử; Công nghệ kim loại; kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng; Cơ sở vẽ và thiết kế trên máy tính; Điều khiển tự động; máy điều khiển chương trình số; Công nghệ CAD/CAM/CNC

Học Kỹ thuật cơ khí tốt nghiệp ra trường làm gì?

Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động (Falmi) công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Vì vậy, cơ hội việc làm của ngành này rất lớn. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể đảm nhận công việc ở các vị trí sau:

Học ngành Kỹ thuật cơ khí ở đâu?

Dưới đây là một số trường có đào tạo ngành kỹ thuật cơ khí để bạn tham khảo:

Ngoài ra, có thể còn có các trường ĐH và CĐ khác đào tạo ngành này, nếu bạn cần thông tin tư vấn hay biết thêm trường nào đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí, hãy để lại thông tin ở phần bình luận để bổ sung bài viết được đầy đủ. Chúc các bạn chọn được trường học phù hợp để theo đuổi đam mê ngành học của mình.

Hướng nghiệp - Tags: , , , ,