Tìm hiểu ngành Luật là gì? học gì? ra trường làm gì?

Ngành luật luôn đóng vai trò quan trọng trong xã hội vì để đảm bảo pháp luật do Nhà nước ban hành được thực thi nghiêm túc cần phải có đội ngũ những người làm công tác thi hành pháp luật.

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh quan tâm tới ngành học này tìm hiểu ngành Luật kinh tế là gì? học gì? ra trường làm gì? để các bạn hiểu rõ hơn và đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Ngành Luật là gì?

Ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.

Ví dụ: Luật Hiến pháp (hay còn gọi là Luật nhà nước) là một ngành luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân, về quốc tịch.

ngành luật là gì, học gì, ra trường làm gì?Ngành luật là gì, học gì, ra trường làm gì?

Ngành Luật học những gì?

–  Khi theo học ngành Luật bạn được cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Kinh tế, Tài chính, Thương mại, ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân,…

– Ngành luật có thể có một số ngành hoặc chuyên ngành như, và tuỳ vào chuyên ngành bạn sẽ được trang bị thêm một số môn học của đặc thù chuyên ngành đó:

1. Ngành Luật thương mại: Trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường. Với các môn học tiêu biểu như Luật doanh nghiệp, Luật thương mại quốc tế, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật phá sản… Bạn cũng được cung cấp các kiến thức về luật hoạt động kinh doanh như: Luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật đât đai, Luật môi trường, Thuế,…

2. Ngành Luật dân sự: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp . . . Các môn học tiêu biểu của như: Luật dân sự; Luật sở hữu trí tuệ; Luật đất đai; Luật môi trường; Luật thuế; Luật lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật tố tụng dân sự,…

3. Ngành Luật hành chính: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo … với các môn học tiêu biểu như: Pháp luật về khiếu nại, tố cáo; Pháp luật hành chính và kinh tế thị trường, Pháp luật hành chính với việc bảo đảm quyền con người, Tài phán hành chính, Quyền con người, quyền công dân, Phân cấp trong quản lý nhà nước, Quốc hội trong nhà nước pháp quyền, Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước, Pháp luật về công chức, viên chức,…

4. Ngành Luật quốc tế: Ðào tạo 3 khối kiến thức cơ bản: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Mục tiêu đào tạo là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài…

5. Ngành Luật hình sự: Trang bị cho sinh viên kiến thức về lĩnh vực hình sự với các môn học tiêu biểu như: Tội phạm học, Đấu tranh phòng chống tội phạm, Tâm lý học tư pháp, Nghiệp vụ thư ký toà án, Tâm thần học tư pháp, Giám định pháp y, Những vấn đề lý luận về Luật Hình sự và tội phạm, Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Thủ tục giải quyết các vụ án hình sự , Khoa học điều tra hình sự, Đấu tranh phòng chống tội phạm,…

6. Ngành Quản trị – luật: Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và các vấn đề có liên quan đến các yếu tố pháp lý,… các môn học tiêu biểu của ngành như: Luật Tố tụng hành chính, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động, Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ, Luật cạnh tranh, Luật Thương mại quốc tế, …

7. Ngành Luật kinh doanh: Đào tạo cử nhân luật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý; có kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh, đủ khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế của Việt Nam,… các môn học tiêu biểu như: Pháp luật về thị trường bất động sản, Pháp luật về sở hữu trí tuệ, Luật đất đai, Luật hành chính, Luật môi trường, Luật Hình sự, Công pháp quốc tế, …

Học ngành Luật ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Luật có thể làm việc ở nhiều vị trí tại các cơ quan ban ngành về Luật trong các đơn vị sự nghiệp (toà án, sở tư pháp) hay các công ty doanh nghiệp như:

Học ngành Luật ở đâu, trường nào?
Dưới đây là danh sách một số trường Đại học đào tạo ngành luật để bạn tham khảo:
Ngoài ra, có thể còn có các trường ĐH và CĐ khác đào tạo ngành này, nếu bạn cần thông tin tư vấn hay biết thêm trường nào đào tạo ngành Luật, hãy để lại thông tin ở phần bình luận để bổ sung bài viết được đầy đủ. Chúc các bạn thành công!
Hướng nghiệp - Tags: , ,