Tuyển tập đề thi môn Văn vào lớp 6 THPT chuyên Hà Nội Amsterdam 2005-2010

Dưới đây là những đề thi môn Văn tuyển sinh vào lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam từ năm học 2005 tới năm 2010.

Mời các bạn tham khảo.

Đề thi môn Văn vào lớp 6 THPT chuyên Hà Nội Amsterdam 2005

Ngày thi : 14/6/2005

BÀI 01 (1 điểm) Gạch chân những từ láy trong nhóm từ sau: bóng bay, thơm tho, nhân dân, rì rào,

chim chích, học hành, đất nước, duyên dáng, trường lớp, chuồn chuồn, phố phường.

BÀI 02 (1 điểm) Hãy đọc câu tục ngữ Người ta là hoa đất rồi khoanh tròn chữ cái câu có nghĩa

đúng nhất:

a/ Con người là hương thơm của trời đất.

b/ Con người là vẻ đẹp của đất.

c/ Con người la tinh tuý của trời đất.

d/ Con người là hoa trong trời đất.

Đáp án: C

BÀI 03 (1 điểm) Gạch chân từ không cùng nhóm ở mỗi dòng dưới đây:

a/ thiên địa, thiên tai, thiên hạ, thiên hướng, thăng thiên

b/ cá rô, cá quả, cá trôi, cá thu, cá mè, cá chép

c/ đứng đắn, nhỏ nhắn, nhỏ nhen, rộng lượng, hào hiệp, dũng cảm

d/ mừng vui, vui vẻ, vui sướng, niềm vui, vui nhộn

BÀI 04 (1 điểm) Đọc đoạn văn sau.

Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới

làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là

cả nước mạnh khoẻ.

(Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục – Hồ Chí Minh)

Em hãy đánh dấu  vào ô trống trước câu trả lời đúng:

mỗi một: là từ ghép giữ gìn: không phải từ ghép

thành công: không phải từ ghép sức khoẻ: là từ ghép

BÀI 05 (1 điểm) Đọc bài ca dao sau rồi tìm từ theo yêu cầu.

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Các động từ: chen.

Các tính từ: xanh, đẹp, trắng, vàng, gần, hôi tanh.

Các danh từ: đầm, sen, lá, bông, nhị, bùn, mùi.

BÀI 06 (1 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi

(1)Mùa xuân, phượng ra lá. (2)Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. (3)Lá ban

đầu xếp lại còn e; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. (4)Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! (5)Cậu

chăm lo học hành rồi lâu lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.

(Hoa học trò – Xuân Diệu)

a. Câu số (4) là câu cảm.

b. Câu số (1) là câu có trạng ngữ.

c. Câu số (2) là câu có nhiều vị ngữ.

d. Câu số (3) là câu có bộ phận song song.

BÀI 07 (1 điểm) Viết hai câu trong đó từ đỏ mang nghĩa khác nhau:

M: Học sinh chỉ ra nghĩa của từ đỏ và đặt câu với mỗi trường hợp khác nhau.

đỏ: chỉ màu sắc. (Hoa phượng nở đỏ rực sân trường).

đỏ: chỉ sự may mắn. (Số Nam rất đỏ khi cô đề kiểm tra vào đúng bài nó đã ôn).

BÀI 08 (1 điểm) Hãy nối các từ ngữ ở cột A với cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh:

A B

a. Trường em luôn sạch đẹp 1. Như một mái nhà đầm ấm.

b. Lớp 5A của em 2. Nên mọi người có ý thức giữ gìn, bảovệ.

3. Như một tổ ấm hạnh phúc.

4. Vì mọi người có ý thức giữ gìn, bảo vệ

Đáp án: a – 4 ; b – 1.

BÀI 09 (2 điểm) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và ……. lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.

(Tôi đi học – Thanh Tịnh)

a. Gạch chân từ thích hợp nhất trong các từ: gió, giời, đất, mưa để điền vào chỗ trống ở đoạn văn

trên. (0.5 điểm)

b. Điền những dấu câu và viết lại chữ hoa cho đúng đoạn văn trên. (1.5 điểm)

BÀI 10 (3 điểm) Dựa vào bài ca dao sau, em hãy viết đoạn văn tả lại vẻ đẹp của thắng cảnh hồ Tây.

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ.

Đáp án:

Đoạn văn cần nêu bật được vẻ đẹp của thắng cảnh hồ Tây lúc hừng đông với những ý chính sau:

– Các địa danh xuất hiện trong bài ca dao : Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây hồ.

– Các âm thanh gắn với địa danh : tiếng chuông chùa Trấn Vũ, tiếng gà báo sang canh, tiếng chày giã giấy Yên Thái.

– Các hình ảnh: cành trúc la đà; khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây hồ.

– Các từ láy: la đà, mịt mù; biện pháp tu từ ẩn dụ: ngàn sương.

 Vẻ đẹp thiên nhiên mang tính chất cổ kính, tĩnh lặng, huyền ảo, thơ mộng, thi vị.

 Vẻ đẹp cuộc sống của nhân dân ta một thời thanh bình, no ấm và yên vui.

Bài ca dao làm ta thêm yêu quê hương đất nước, truyền thống văn hóa thông qua việc miêu tả cảnh đẹp hồ Tây – biểu tượng thiêng liêng của hồn nước nghìn năm.

BÀI 11 (2 điểm) Đọc khổ thơ dưới đây rồi trả lời câu hỏi.

Trải qua mưa nắng vơi đầy

Men trời đất đủ làm say đất trời

Bầy ong giữ hộ cho người

Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

a. Bốn câu thơ trên trích trong bài thơ nào, do ai sáng tác ?

Bốn câu thơ trên trích trong bài Hành trình của bầy ong của tác giả Nguyễn Đức Mậu (0.5 điểm)

b. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được thể hiện trong từ ngữ nào?

Biện pháp tu từ nhân hóa: say, giữ hộ.

c. Theo em tác giả muốn nói đến điều gì qua hai câu thơ đầu?


Đề thi môn Văn vào lớp 6 THPT chuyên Hà Nội Amsterdam 2006

Ngày thi : 20/6/2006

BÀI 01 (1 điểm) Gạch chân từ không cùng nhóm trong các dãy từ sau đây:

a/ phố phường, phố xá, đường phố, phố cổ.

b/ nhanh nhanh, nhanh gọn, nhanh nhảu, nhanh nhẹn.

c/ đường đất, đường xá, đường làng, đường nhựa.

d/ nết na, đoan trang, xinh xắn, thùy mị.

BÀI 02 (1 điểm)

Từ trong nguồn sâu, Suối Nhỏ cần cù len lỏi qua những gốc cây, những hòn đá. Vừa đi Suối Nhỏ vừa thiết tha gọi:

Các bạn ơi. Hãy cùng tôi ! Chúng mình hòa nhập lại. Hãy cùng nhau, các bạn ơi !

Các lạch nước nghe lời Suối Nhỏ như bừng tỉnh giấc, róc rách nhập bọn.

Qua ba tầng núi cổ, vượt năm cánh rừng già, Suối Nhỏ đã trở thành Suối Lớn đầy sức lực.

Nắng quàng lên mình Suối Lớn một bộ cánh lóng lánh. Gió thổi vào hồn Suối Lớn một điệu nhạc ngân nga.

(Suối nhỏ và vũng nước – Hồng Nhu)

Em hãy cho biết trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy? (Gạch chân dưới các từ láy đó và đánh dấu trước câu trả lời đúng)

a/ 6 từ láy. b/ 7 từ láy. c/ 8 từ láy. d/ 9 từ láy.

HS tìm đủ 6 từ láy và gạch chân đúng => được 1 điểm. (Nếu tìm đủ từ láy mà thiếu đánh dấu => trừ 0.25 điểm)

HS tìm 5 từ láy => được 0.75 điểm; 3- 4 từ láy => 0.5 điểm; 3 từ láy => 0.25 điểm.

BÀI 03 (2 điểm) Đọc bài thơ:

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà

Mái trèo nghe vọng sông sa

Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa.

Nghe trăng thở động tầu dừa

Dào dào nghe chuyển cơn mưa giữa trời.

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra.

(Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa)

HS phát hiện đủ 4 lỗi chính tả => được 0.5 điểm; dưới 4 lỗi chính tả => 0.25 điểm

a/ Các động từ: nghe, đọc, nghe vọng, thở động, nghe chuyển, yêu, thấy (HS tìm được 5 động từ => được 0.5 điểm; tìm được dưới 5 động từ => được 0.25 điểm)

b/ Các tính từ: đỏ, xanh, xa, êm êm, rào rào, thêm, đẹp. (HS tìm được 5 tính từ  0.5 điểm;

tìm được dưới 5 tính từ => được 0.25 điểm)

c/ Các danh từ: em, thầy, ngày, tiếng thơ, nắng, cây, nhà, mái chèo, sông, bà, năm xưa, trăng,tàu dừa, cơn mưa, trời, tiếng hát, nụ cười. (HS tìm được 10 danh từ => 0.5 điểm; tìm được dưới 10 danh từ => được 0.25 điểm)

BÀI 04 (1 điểm)

Trăng thanh gió mát, bốn mùa nối nhau đi qua. Tháng hai, thơm dịu hoa xoan. Tháng ba,thoang thoảng hương hoa nhãn. Tháng chạp, ấm hương chuối dậy màu trứng cuốc. Bốn mùa cây gọi chim về. Mùa đông có những con chim bé xíu rúc vào mái rạ tránh rét. Mùa xuân chim én chao liệng trên mặt hồ.

– HS điền được 10 dấu câu và viết hoa đúng => 1 điểm; 8 dấu câu và viết hoa đúng => 0.75 điểm; 6 dấu câu và viết hoa đúng => 0.75 điểm; 4 dấu câu và viết hoa đúng => 0.75 điểm.

BÀI 05 (1,5 điểm) Đoạn văn:

(1)Cà Mau đất xốp. (2)Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (3)Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. (4)Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.

(Đất Cà Mau – Mai Văn Tạo)

– HS gạch chân đúng 2 trạng ngữ có trong đoạn văn => 0.5 điểm; HS gạch chân đúng 1 trạng

ngữ có trong đoạn văn => 0.25 điểm.

a. Câu số 1,3,5,6 là câu đơn.

b. Câu số 4 là câu có nhiều chủ ngữ.

c. Câu số 2 là câu ghép.

d. Câu số 4, 6 là câu có nhiều vị ngữ

– HS trả lời đủ, đúng từng câu (a, b, c, d), mỗi câu được 0.25 điểm

BÀI 06 (1 điểm)

Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.

(Cây gạo ngoài bến sông – Mai Phương)

a. HS chọn biện pháp nghệ thuật so sánh => 0.5 điểm

b. Học sinh chọn ý Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên => 0.5 điểm.

BÀI 07 (1 điểm)

– HS tìm được mỗi cặp từ trái nghĩa được 0.25 điểm (trong- đục, khoan- mau, tỏ- mờ); tìm đủ 3 cặp từ => 0.75 điểm

– HS nêu tên biện pháp nghệ thuật so sánh => 0.25 điểm

BÀI 08 (1,5 điểm) Đoạn thơ được chép lại như sau:

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.

* Bốn câu thơ trích trong bài: Truyện cổ nước mình của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ.

– HS chép lại chính xác 3 dòng thơ tiếp theo => 0.5 điểm; nêu được đúng tên tác phẩm => 0.25 điểm; nêu được đúng tên tác giả => 0.25 điểm.

* Nghĩa của hai từ thơm trong dòng thơ thứ nhất: thơm (1): hương vị; thơm (2): tốt đẹp.

– HS trả lời đúng nghĩa mỗi từ thơm => 0.25 điểm

BÀI 09 (1 điểm) Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? (Ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống).

a. Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Từ bác trong câu này sai lỗi chính tả vì không viết hoa. (S)

b. Nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhặt, nhỏ nhen là các từ láy. (S)

c. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Hai từ chín trong câu này là những từ đồng âm. (Đ)

d. Về thăm nhà Bác làng Sen. Đây là câu thơ trong bài Thăm cõi Bác xưa của tác giả Tố Hữu. (S)

– Mỗi phương án trả lời đúng => HS được 0.25 điểm.

BÀI 10 (4 điểm)

* Học sinh trả lời được các ý chính:

Hai câu thơ đầu diễn tả hình ảnh người mẹ đi cấy trong hoàn cảnh, thời tiết khắc nghiệt (trời nắng như nung – người mẹ như phơi mình trong trời nắng nóng cháy thịt cháy da). Hai câu sau diễn tả ước muốn của người con trở thành đám mây râm mát che nắng cho mẹ. Qua ước muốn đó ta thấy người con rất thương mẹ, trân trọng, thấm thía trước nỗi vất vả của mẹ và muốn làm điều gì đó để vơi bớt nỗi vất vả cho mẹ.

– Mỗi ý chính => được 1 điểm

* Câu thơ Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày gợi cho em nhớ tới câu:

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…

trong bài Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

– Viết đúng câu thơ trên => được 0,5 điểm. Nếu học sinh chỉ viết dòng thơ Mẹ em xuống cấy => được 0,25 điểm

* Bài viết diễn đạt gọn gàng, lưu loát, có cảm xúc => được 0,5 điểm.


Đề thi môn Văn vào lớp 6 THPT chuyên Hà Nội Amsterdam 2007

Ngày thi : 23/06/2007

BÀI 01 (4 điểm) Cho đoạn văn:

(1)Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong

xanh. (2)Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. (3)Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. (4)Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.(5)Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. (6)Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. (7)Tôi dụi mắt. (8)Những sắc vàng động đậy. (9)Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. (10)Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. (11)Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi…

(Nguyễn Phan Hách)

a. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên?

Đáp án: rào rào, mải miết, gọn ghẽ, động đậy.

Tìm hai thành ngữ có sử dụng biện pháp so sánh: Nhanh như .………….. Nhanh như

Đáp án: Nhanh như sóc, nhanh như thỏ, nhanh như gió……

b. Hãy gạch chân một từ không cùng nhóm trong dãy từ sau:

trong xanh, xanh biếc, vàng rợi, sắc vàng, ẩm lạnh.

c. Tìm trong đoạn văn trên những câu ghép? Câu số?

Đáp án: Câu số 1, 2, 6, 10

BÀI 02 (2 điểm)

a. Em hãy chép lại khổ thơ đầu trong bài thơ Hạt gạo làng ta và cho biết tên tác giả?

b. Tại sao nhà thơ lại cảm thấy trong hạt gạo có lời mẹ hát, ngọt bùi đắng cay?

Đáp án: Nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm nhận trong hạt gạo có “ lời mẹ hát, ngọt bùi đắng cay” có bao nỗi niềm, mong ước và chứa đựng bao công sức vất vả nhọc nhằn của người mẹ, người phụ nữ nông dân.

BÀI 03 (2 điểm)

a. Em hãy điền các dấu câu thích hợp để đoạn văn sau đúng ngữ pháp và chính tả:

“… Tất cả đượm một mầu vàng trù phú, đầm ấm lạ lung. Không còn có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay. “(Tô Hoài)

b. Tìm những từ trái nghĩa với từ héo tàn?

Đáp án: Tươi tốt, tươi thắm, tươi xanh, xanh

BÀI 04 (2 điểm) Cho đoạn thơ sau:

(1) Chiều đi học về

(2) Chúng em qua ngôi nhà xây dở

(3) Giàn giáo tựa cái lồng che chở

(4) Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

(5) Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay

(6) Tạm biệt

(7) Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

(8) Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

(9) Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

(10) Là bức tranh còn nguyên mầu vôi, gạch…

(Đồng Xuân Lan)

a. Tìm nghĩa của từ tựa trong câu thơ số 3?

Đáp án: Giống như, giống

b. Tìm nghĩa của từ tựa trong câu thơ số 7?

Đáp án: dựa vào

c. Tìm các câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh? Câu số.

Đáp án: Biện pháp so sánh. Câu số 3,4,9


Đề thi môn Văn vào lớp 6 THPT chuyên Hà Nội Amsterdam 2008

Ngày thi : 24/06/2008

Bài 01 (3,5 điểm)

(1)Cà Mau đất xốp. (2)Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (3)Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. (4)Cây bình bát, cây bần cũng phải quay quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. (5)Nhiều nhất là đước. (6)Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên abix”.

(Mai Văn Tạo).

Đoạn văn trên có 3 từ láy (0.5 điểm), 4 câu đơn (0.5 điểm)

Bài 02 (1 điểm) Điền cặp từ trái nghĩa vào các câu thành ngữ :

a/ Kính…………… yêu…………..

b/ Gần…………. xa………….……

c/ Trước………… sau………….

d/ ………..… khơi………… lộng.

Bài 03 (1 điểm) Điền cặp từ đồng nghĩa vào các câu thành ngữ :

a/ Ăn có………….. chơi có………..…..

b/ Càng cay nghiệt……. càng oan trái…….

c/ Vườn…………

nhà………..……

d/ Năm………… tháng…..………

Bài 04 (1,5 điểm)

a. Giải thích thành ngữ Quê cha đất tổ? (0,5 điểm)

………………………………………………………………………………………………

b. Đặt một câu có thành ngữ Quê cha đất tổ. (0,25 điểm)

………………………………………………………………………………………………

c. Tìm một thành ngữ khác cùng nghĩa với Quê cha đất tổ. (0,25 điểm).

………………………………………………………………………………………………

d. Tìm một thành ngữ khác trái nghĩa với Quê cha đất tổ. (0,5 điểm)

………………………………………………………………………………………………

Bài 05 (1 điểm) Đặt câu với các cặp quan hệ từ:

a/ Không những….. mà còn….(0,25 điểm)

b/ Vì….. nên….. (0,25 điểm)

c/ Bao nhiêu…..bấy nhiêu….(0,25 điểm)

d/ Mặc dù…… vẫn……. (0,25 điểm)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 06 (2,75 điểm) Cho đoạn văn sau:

Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một tòa lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)

………………………………………………………………………………………………

b. Giải nghĩa các từ tân kì, vương quốc? (0,5 điểm)

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

c. Từ lụp xụp có thể thay thế cho từ lúp xúp trong đoạn văn trên được không? Tại sao? (0,5 điểm)

………………………………………………………………………………………………

d. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả những cây nấm rừng? (0,25 điểm) Nêu rõ tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó? (1 điểm)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 07 (4,25 điểm)

a. Chép lại khổ thơ cuối trong bài Cửa sông của tác giả Quang Huy? (0,5 điểm)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b. Từ cửa trong khổ thơ em vừa chép có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào? (0,75 điểm)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

c. Đặt một câu ghép có trạng ngữ chỉ nơi chốn và có từ cửa sông. (0,5 điểm)

……………………………………………………………………………………………

d. Tìm hai thành ngữ trong đó có từ cửa được dùng với nghĩa gốc. (0,5 điểm)

………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

e. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nói rõ cảm nhận của em về khổ thơ này. (2 điểm)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


Đề thi môn Văn vào lớp 6 THPT chuyên Hà Nội Amsterdam 2009

Bài 01 (5 điểm)

1/ Gạch chân dưới những từ không cùng hệ thống trong các dãy từ sau:

a/ xanh tươi, xanh lơ, xanh ngắt, xanh um, xanh lè.

b/ lênh khênh, lách tách, hồng hào, dong dỏng, gầy gò.

c/ xách, vác, khênh, cầm, khiêng.

2/ Tìm những cặp từ trái nghĩa để điền vào chỗ trống trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau:

a/ Đi hỏi ……..… về nhà hỏi …..……

b/ ………… kính …..….… nhường.

c/ Khoai đất ……..… mạ đất …….…

d/ Thức …………… dậy……………

3/ Trong hai câu thơ của Bác Hồ:

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

a/ Từ xuân được dùng là từ đồng nghĩa, từ đồng âm khác nghĩa hay là từ nhiều nghĩa?

………………………………………………………………………………………………

b/ Từ xuân trong từng câu thơ là danh từ, động từ, tính từ?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

c/ Tại sao việc trồng cây lại làm cho đất nước càng ngày càng xuân?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 02 (2,5 điểm)

(1)Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của

các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.(2)Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình.(3)Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. (4)Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. (Vân Long)

1/ Trong đoạn văn trên câu nào là câu ghép? Chỉ rõ các cụm chủ vị trong câu ghép đó?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2/ Cụm từ báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến là thành phần gì của câu?

………………………………………………………………………………………………

3/ Quan hệ từ thì trong các câu (1), (2), (4) nối những thành phần gì của câu?

Câu (1): Quan hệ từ thì nối:…………………………với……………………………….

Câu (2): Quan hệ từ thì nối:…………………………với……………..………………

Câu (4): Quan hệ từ thì nối …………………………với………………….…………

Bài 03 (3,5 điểm)

Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà. (Phạm Đức)

1/ Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những phép liên kết và biện pháp nghệ thuật nào?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2/ Vì sao tác giả cảm nhận được ở cây rơm nồng nàn hương vị sự ấm áp của quê nhà?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 04 (4 điểm)

Dưới vỏ một cành bàng

Còn một vài lá đỏ

Một mầm non nho nhỏ

Còn nằm ép lặng im.

Chợt một tiếng chim kêu :

– Chiếp, chiu, chiu! Xuân tới!

Tức thì trăm ngọn suối

Nổi róc rách reo mừng

Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy …

Mầm non vừa nghe thấy

Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời

Khoác áo màu xanh biếc

1/ Những đoạn thơ trên nằm trong bài thơ: …………….…….của tác giả

……………………….…..

2/ Từ mầm non trong bài được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

…………………..……….…..

3/ Từ những đoạn thơ trên em hãy viết một đoạn văn diễn tả cảm nhận của em về bài thơ (khoảng 5 đến 7 câu).

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


Đề thi môn Văn vào lớp 6 THPT chuyên Hà Nội Amsterdam 2010

Ngày: 16/6/2010

ĐỀ KIỂM TRA TUYỂN SINH VÀO LỚP 6

MÔN: TIẾNG VIỆT

Thời gian làm bài: 45 phút

Bài 1 (5 điểm):

1/ Các từ được gạch chân trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?

a/ mực nước biển, lọ mực, cá mực, khăng khăng một mực. Đó là các từ………………….

b/ hoa xuân, hoa tay, hoa điểm mười, hoa văn. Đó là các từ…………

c/ rúc rích, thì thào, ào ào, tích tắc. Đó là các từ……..

d/ ngật ngưỡng, lênh khênh, chót vót, đủng đỉnh. Đó là các từ……….

2/ Tìm cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu thành ngữ sau:

a/ Bóc……….. cắn…………. c/ Tay…………………tay……………..

b/ …………..được…………. thấy d/ Trống đánh…………….. kèn thổi……..

3/ Đọc kĩ khổ thơ sau:

“Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua với mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

(“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)

a/ Tìm những từ ngữ thuộc chủ đề thiên nhiên trong khổ thơ trên?

………………………………………………………………………………………………

b/ Nhà thơ muỗn nói tới điều gì qua câu thơ: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”? Tại sao nhà thơ có

thể tưởng tượng ra cảnh chạy đua giữa đoàn thuyền đánh cá với mặt trời? Trong đoạn trả lời cần dùng phép

nối để liên kết câu, gạch chân từ ngữ để thể hiện phép nối đó?

………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………

Bài 2 (5 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. (2)Thảo quả chín dần. (3) Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. (4)Rừng ngập hương thơm. (5)Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.

(6)Rừng sáy ngây và ấm nóng. (7)Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.

1/ a – Đoạn văn trên trích trong bài……………………………………………của tác giả…………………..

b – Em hãy chuyển hai câu (4) và (5) thành một câu ghép:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

c – Câu đơn có nhiều vị ngữ là câu số: ………………………………………

2/ a – Ghi ra các từ láy có trong đoạn văn?

……………………………………………………………………………………………

b – Phân tích các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu số (3)

………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………

3/ a – Đoạn văn trên thuộc thể loại miêu tả hay kể chuyện? Vì sao?

………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………

b – Tại sao nhà văn lại so sánh “Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày… nhấp nháy vui mắt”?

………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………

Bài 3 (5 điểm). Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời nổi gió

Không cần bạn chạy xa

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao

Mấy năm giặc bắn phá

Ba Đình vẫn xanh cây

Trăng vàng chùa Một Cột

Phủ Tây Hồ hoa bay…

(Trích “Hà Nội” – Trần Đăng Khoa)

1/ – Cái “chong chóng” mà nhà thơ nói đến ở đoạn thơ trên là cái gì?………………………….

Em hiểu thế nào về hình ảnh ngọn Tháp Bút “viết thơ lên trời cao”?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2/ Nhà thơ nói đến “xanh cây, trăng vàng, hoa… ở Ba Đình, chùa Một Cột, phủ Tây Hồ có phải chỉ để nói đến cảnh đẹp Hà Nội hay còn để nói đến điều gì khác nữa? Nếu có thì đó là điều gì?

………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………

3/ Hãy gạch chân ba từ trong số các từ sau đã thể hiện chính xác nhất thái độ, tình cảm của nhà thơ đối với Hà Nội: lạ lùng, ca ngợi, thích thú, tự tin, ngạc nhiên, say mê, tự hào?

4/ Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (6 đến 8 dòng) về Thủ đô trước thềm Đại lễ“1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.

………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………….

Đề thi - Tags: , , , , ,